Sản phẩm mới :

About Me

Search This Blog

nguyễn hữu tình. Powered by Blogger.

Followers

CÁCH TRỒNG LAN HÀI

Xin chào mọi người, ở bài viết này mình xin chia sẻ cách trồng lan hài .


Mình thường trồng chậu đất nung có lỗ, có nhiều người thì trồng bằng chậu gốm, sứ chỉ có 1 lỗ thoát nước ở đáy cũng được. Trồng chậu gốm sứ thì nhìn đẹp hơn, giá thể ít bị thất thoát khi tưới tuy nhiên cần chú ý đến độ thoát nước, nên dùng các giá thể cỡ lớn hoặc đặt 1 cục xốp to dưới dưới đáy để thoát nước tốt, mình trồng chậu đất thì ko lo khoản úng nước tuy nhiên thường xuyên phải bổ sung giá thể vì giá thể hay bị lọt qua lỗ chậu khi tưới.

Giá thể thì đa dạng, tiện gì dùng nấy, miễn là cứng, ít hoai mục, lổn nhổn... có thể dùng các loại vật liệu sau: đá thấm thủy, đá nham thạch, than củi, xỉ than tổ ong, sỏi xây dựng, đất đồi rắn,... các bạn có thể dùng 1-2 loại vật liệu trong số các lọai trên cũng được hoặc nhiều loại hỗn hợp tùy điều kiện nơi bạn có, không quá quan trọng. 

Nếu bạn thắc mắc nếu trồng với giá thể 100% là đá hay xỉ than thì rễ lấy dinh dưỡng ở đâu? Đương nhiên ta phải bón phân cho cây, phân NPK có bán ngoài cửa hàng hay phân gia súc tự xúc ngoài đường về phơi khô cũng được.

Cây hài mới mua về chỉ cần cắt các rễ đã chết khô, rửa sạch, ngâm dung dịch Atonik hoặc B1 khoảng 2-3 tiếng.
Giá thể ta đập viên to cỡ ngón chân cái, viên cỡ ngón tay cái, giá thể trồng hài phải lổn nhổn mới thoáng để rễ hài hít thở. Trộn các loại giá thể ta có theo tỷ lệ bằng nhau, đổ vào đến khoảng nửa chậu, đặt cây đứng vào rồi đổ tiếp hỗn hợp đó cho đến miệng chậu, chú ý đừng để giá thể đầy quá lấp cả thân cây, phải hơi nhô gốc ra một chút, nếu không sẽ hỏng lá gốc. rắc một chút phân gia súc khô, vỏ thông, xơ dừa cắt miếng nhỏ, rêu rừng, phân chậm tan lên trên mặt chậu (có gì dùng nấy), chỉ cần ít thôi đừng ham bỏ nhiều, sau vài tháng ta lại bổ sung thêm phân sau. Mỗi người một kiểu, nhìn các ảnh sau để dễ hình dung nhé:


Ảnh sưu tầm
 Ảnh sưu tầm
 Ảnh sưu tầm
 Ảnh sưu tầm
 Ảnh sưu tầm
 Ảnh sưu tầm
 Ảnh sưu tầm
 Ảnh sưu tầm
 Ảnh sưu tầm
 Ảnh sưu tầm
Ảnh sưu tầm

lan hài

lan hai

phong lan

phong lan rung

phong lan

Tốt nhất đặt chậu trên miệng 1 cái can nhựa chứa nước (có đục 1 hàng các lỗ thủng ngang thân can sao cho khi đặt chậu lên miệng can, hãng lỗ thủng này thấp hơn đáy chậu đất nung ), mục đích để sau khi tưới nhiều lân nước trong can dâng lên tối đa đến hàng lỗ thủng này thì sẽ tràn ra ngoài và không chạm nước đến đáy chậu đất nung. Có thể đặt chậu trên một cái khay nông chứa nước, khi tưới, nước thoát xuống rồi cứ bốc hơi dần lên cho cây hút ẩm. Nếu không thì kê các chậu lan hài trên giàn thép, kê gạch để chậu không chạm đất hạn chế sinh vật có hại. Lan hài không chịu được nhiều nắng, ưa râm mát, nên đặt chậu dưới gốc cây hoặc dưới lưới che tuy nhiên sắp xếp sao cho có nắng sớm chiếu xiên vào cây 1-2 tiếng mỗi ngày thì rất tốt. Nếu nắng buổi trưa trực tiếp chiếu vào thì cây sẽ cháy lá.



Về thuốc mình thường dùng B1, tuần phun một lần theo chỉ dẫn trên vỏ chai.

Về tưới nước, ngày tưới 1 lần, ngày mưa hoặc ẩm thì không cần tưới, ta có thể kiểm tra bằng cách cầm 1 viên giá thể lên nếu thấy đã khô hoàn toàn thì có thể tưới, còn ẩm mát thì thôi. Trước mùa hoa 4-5 tháng thôi phun B1, chuyển sang bón NPK giàu P (lân) 10-30-10 mỗi lần/tuần để kích hoa, đồng thời tưới thưa đi 4-5 ngày/lần, còn nếu mưa thì kệ cho mưa, sau ngày mưa 4-5 ngày mới lại tưới, giữ ẩm liên tục không nghỉ làm cho hài không ra hoa. Lan hài từ lúc ở ngọn xuất hiện mèo, phát triển thành nụ đến khi nở hoa khá lâu. Khoảng tháng 6-9 dương lịch vào mùa mưa, nên phun thuốc phòng nấm bệnh (Topsin, Kamsu 2L...) 1 lần/tháng, nếu đã bị bệnh thì phun theo chỉ dẫn trên nhãn 1 lần/tuần cho đến khi khỏi bệnh.

Chú ý nữa là khoảng 15 ngày ta phun nước vôi trong một lần (nếu có vôi) hoặc các bạn ở thành phố khó kiếm vôi thì phun Calcium-Nitrate (Thuốc chứa thành phần Vôi sống 26.5% và Đạm 15.5% giúp cây cứng cáp, hấp thu Lân trong các loại phân bón khác tốt hơn, tăng cường sức chống chịu sâu bệnh đồng thời loại thuốc này có tác dụng kích rễ nữa, liều dùng 1 gói 40g/12-16L nước, tức 1 bình tưới nhỏ 2L nước thì chỉ cần dùng 1/6 gói này (7-8g) . Phun cách nhau 15 ngày, thuốc có bán tại phonglanrung.com với giá bán 10k/gói 40g). Việc phun nước Vôi là để trung hòa độ pH chất trồng. Lan hài phát triển tốt khi pH=7. Việc chỉ tưới phân hóa học hoặc những cơn mưa ở thành phố có axit làm giảm pH chất trồng rất nhanh, pH xuống thấp làm hỏng rễ lan hài từ đó cây không hút được nước và dinh dưỡng và lụi dần đến chết.

MỘT SỐ SAI LÀM CỦA NGƯỜI MỚI CHƠI CÁ CẢNH

1. Đặt bể cá ở nơi có chịu ảnh hưởng nhiệt độ trực tiếp

Một lỗi sai lớn thường gặp của người nuôi cá cảnh, đó là việc đặt bể cá mini để bàn hay bể cá mini phong thuỷ ở những vị trí sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện thời tiết như: nắng, mưa, gió, bão,… đặc biệt là đối với các loài cá nhỏ. Bởi lẽ đối với các loại bể cá cảnh thông thường  được thiết kế là vật trang trí nội thất nên sẽ không thể chịu nắng, mưa, gió trực tiếp sẽ khiến cá cảnh chết do nhiệt độ không ổn định.
bể cá mini để đúng chỗ
Đặt bể cá nơi ít nắng và ít chịu mưa gió
2. Quên không  thay nước
Với những người hay phải đi công tác lâu ngày, hoặc sau khoảng một thời gian hứng thú ban đầu, sẽ dễ dẫn đến việc không có thời gian hoặc để quên lâu ngày không thay nước cho bể cá mini để bànViệc này sẽ làm cho môi trường nước bị ô nhiễm do không thường xuyên được làm sạch, các loại chất bẩn, vi khuẩn phát triển và gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của cá. Nhất là đối với những con cá nhỏ, có sức khoẻ yếu và sức chống chọi không cao, thì việc cá sẽ chết là không tránh khỏi.
thay nước cho bể cá cảnh
Nên thay nước định kỳ cho bể cá cảnh
3. Dọn, rửa bể sai cách
Nhiều người có thói quen khi dọn rửa bể thường sử dụng xà phòng cho sáng, sạch. Tuy nhiên, những hoá chất trong chất tẩy rửa sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của cá. Ngoài ra, việc thay nước nhiều, liên tục cũng không phải là một cách hay, nó sẽ khiến cho cá bị sốc nhiệt do chưa kịp thích nghi với điều kiện môi trường. Chính vì thế, bạn nên tìm hiểu thật kỹ quá trình dọn rửa bể cá cảnh để bàn làm việc cho đúng cách trước khi tiến hành nhé!
bể cá mini để bàn
Bể cá minii nước trong veo được vệ sinh đúng cách
4. Di chuyển bể cá để bàn liên tục
Với những bể nhỏ như bể cá cảnh để bàn làm việcthì bạn cần phải hạn chế việc mang đi lại hoặc di chuyển quá nhiều để không làm xáo trộn nhiệt độ và môi trường nước trong bể. Nhiệt độ thích hợp của bể cá là từ 25 - 30°C, tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết mà bạn sẽ làm mát hoặc sử dụng máy sấy, máy giữ nhiệt sao cho phù hợp.


5. Để cá cắn, rỉa lẫn nhau
Không phải loại cá nào cũng hiền lành và dễ nuôi. Có những loài cá khắc nhau, khi nuôi chung một bể cá dễ dẫn tới việc cạnh tranh môi trường sống và cắn rỉa lẫn nhau. Điều này sẽ khiến cá tự khiến chúng bị thương hoặc chết. Chính vì thế, khi chọn lựa loại cá để nuôi, bạn cũng nên lưu ý xem đặc tính của dòng cá này thế nào, có thích hợp để nuôi trong không gian nhỏ như ởbể cá mini để bàn hay không.

NHỮNG ĐIỀU BẠN LÊN TRÁNH KHI NUÔI CÁ CẢNH TRONG BỂ MINI

Những điều bạn lên tránh khi nuôi cá trong bể cá cảnh mini
Không lựa chọn các loại cá to
nuôi cá nhỏ trong bể cá mini
Không gian nhỏ của bể cá mini không phù hợp với các loại cá to, từ đó chúng không thể có đủ chỗ trống để bơi lội, thiếu không khí để hít thở và không thể bơi lội thoải mái. Lời khuyên dành cho bạn, là chỉ nên lựa chọn các loại cá nhỏ, khoẻ mạnh, dễ sống trong môi trường nhỏ như bể cá mini.

Sử dụng nước máy

Như các bạn đều biết, trong nước máy ở Việt Nam thường chứa nhiều Clo- là chất tẩy giúp nước trong hơn. Tuy nhiên, loại chất hoá học này lại ảnh hưởng đến cơ thể cá, khiến chúng bị yếu dần mà chết. Do đó, khi sử dụng nước đổ vào bể cá minibạn nên ưu tiên chọn từ các nguồn nước từ tự nhiên như nước giếng. Còn nếu vẫn dùng nước máy, thì nên phơi nước ra ngoài không khí khoảng 2-3 ngày cho hết hẳn Clo rồi mới dùng.


Thay nguồn nước thường xuyên

Không phải lúc nào việc vệ sinh và thay nước thường xuyên cho bể cá mini cũng là tốt. Bởi lẽ mỗi lần thay nước, cá lại phải học cách để thích nghi lại với một môi trường mới. Điều này sinh ra rủi ro cao khi cá không kịp quen với môi trường mới, và điều đó sẽ khiến cá bị chết. Bạn chỉ nên thay nước khoảng 1- 2 lần một tuần, và tham khảo kỹ tần suất thay nước của từng loại bể cho phù hợp.

Chọn vị trí tốt để đặt bể
vị trí đặt bể cá mini
Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ cá của bạn. Nên lựa chọn những vị trí thông thoáng và không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiện thời tiết. Một số lựa chọn cho bạn để đặt bể cá mini như: trên bàn làm việc, bàn học, phòng khách,… Nên tham khảo thêm yếu tố về phong thuỷ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Giữ nhiệt độ ổn định

Thân nhiệt của mỗi loại cá khác nhau. Chính vì thế, bạn nên duy trì một mức nhiệt độ ổn định để đảm bảo cá của bạn có thể sống sót và phát triển tốt nhất. Nếu để trong phòng, không nên để nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng. Đặc biệt lưu ý khi nhà sử dụng mái tôn hấp nhiệt.

Lan Rừng Đột Biến

Sửng sốt những giò lan đột biến, đại gia Hà Nội “đo cây” trả tiền
Mỗi mầm ki đột biến có độ dài từ 1-10cm có thể được trả giá lên tới hàng chục, thậm chí cả trăm triệu đồng. 
Sửng sốt những giò lan đột biến, đại gia Hà Nội 'đo cây' trả tiền
Đam mê và yêu thích hoa lan nên anh Hoàng Xuân (Hoài Đức, Hà Nội) dành nhiều thời gian, công sức lặn lội khắp các tỉnh thành để sưu tập nhiều giống lan độc, lạ. Hiện tại, anh Xuân đang là chủ khu vườn gần 3000m2 với hàng nghìn giò lan lớn nhỏ khác nhau. Trong số này, có hàng trăm giò lan đột biến, được định giá cao trên thị trường như: phi điệp đột biến 5 cánh trắng, phi điệp đột biến hồng…
Sửng sốt những giò lan đột biến, đại gia Hà Nội 'đo cây' trả tiền
Theo anh Xuân, lan đột biến thường có giá trị kinh tế cao, đắt gấp hàng chục thậm chí hàng trăm lần so với các giống lan thông thường. Một gốc lan được đánh giá là đột biến hay không phải chờ đến khi hoa nở. Bông càng có màu sắc dị biệt, độc lạ càng được định giá cao. “Trong hàng nghìn, hàng vạn gốc lan mới tìm được một giò lan đột biến nên rất quý hiếm, giá trị”, anh Xuân nói.
Sửng sốt những giò lan đột biến, đại gia Hà Nội 'đo cây' trả tiền
Sở hữu một giò lan đột biến là niềm ao ước và tự hào của mỗi người trong giới chơi lan, thậm chí có thể khiến chủ nhân thay đổi cả cuộc đời. Hiện nay, trên thị trường những loại lan giá trị được ưa chuộng nhất phải kể đến: Địa lan, đai châu, phi điệp… Đặc biệt, chi điệp hồng xòe có giá đắt đỏ nhất, một giò lan loại này có thể có giá lên tới hàng trăm triệu thậm chí vài tỷ đồng.
Sửng sốt những giò lan đột biến, đại gia Hà Nội 'đo cây' trả tiền
Một giò lan phi điệp hồng xòe thuộc sở hữu của anh Hoàng Xuân. Đây là dòng lan đột biến “hot” và được săn tìm nhiều nhất trên thị trường hiện nay.
Sửng sốt những giò lan đột biến, đại gia Hà Nội 'đo cây' trả tiền
Phi điệp hồng xòe có giá khoảng 20 triệu/ 1 cm, tính theo độ dài thân cây. Trung bình, một giò lan đột biến hồng xòe khoảng 200cm, có thể có giá lên tới vài tỷ đồng. Giá cao nhưng theo anh Xuân không phải ai có tiền cũng may mắn được sở hữu. "Dòng lan này rất quý, hiếm, màu sắc lại độc lạ, những giò hồng xòe đẹp trên thị trường chỉ đếm trên đầu ngón tay", anh Xuân nói.
Sửng sốt những giò lan đột biến, đại gia Hà Nội 'đo cây' trả tiền
Một giò lan đột biến 5 cánh trắng, cao 80cm có giá vào khoảng 500 triệu đồng tại vườn của anh Hoàng Xuân.
Sửng sốt những giò lan đột biến, đại gia Hà Nội 'đo cây' trả tiền
Đột biến 5 cánh trắng Loan Hoàng, cây cao khoảng 15cm có giá vào khoảng 150 triệu đồng. Đây là dòng lan có cánh đột biến trắng muốt, mắt hoa có vết xước tím với hình dáng khá độc đáo. 
Sửng sốt những giò lan đột biến, đại gia Hà Nội 'đo cây' trả tiền
Một giò lan đột biến có nguồn gốc từ Phú Thọ được anh Hoàng Xuân mua lại của một dân chơi hoa lan. Hiện cây cao khoảng 600cm, được định giá lên tới 900 triệu đồng. 
Sửng sốt những giò lan đột biến, đại gia Hà Nội 'đo cây' trả tiền
Theo anh Hoàng Xuân, các giò lan đột biến đều là lan rừng, chúng được đưa về từ nhiều vùng khác nhau như: Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái hoặc trong các khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Việc chăm sóc các loài lan đột biến cũng cần phải có những kỹ thuật riêng.
Sửng sốt những giò lan đột biến, đại gia Hà Nội 'đo cây' trả tiền
Trong đó, vườn lan được thiết kế phải có mái che, thoáng gió nhưng vẫn phải đảm bảo đủ ánh sáng và độ ẩm để cây phát triển. Nhiệt độ phù hợp và lý tưởng nhất luôn phải trong khoảng 18-25 độ C.
Sửng sốt những giò lan đột biến, đại gia Hà Nội 'đo cây' trả tiền
Đối với các gốc lan đột biến, đắt đỏ và quý hiếm các chủ vườn thường mua cả giò lan sau đó tách ki (mầm cây) nhân giống và bán ra thị trường. Mỗi mầm ki đột biến có độ dài từ 1-10cm có thể được trả giá lên tới hàng chục thậm chí cả trăm triệu đồng.
nguồn vietnamnet.com

Phân bón và nước tưới cho hoa lan




Nhiều người lầm tưởng rằng cây Phong Lan chỉ cần có khí trời và nước là có thể sống và phát triển được. Thật ra, cây Phong lan cũng như tất cả các loại cây trồng khác đều phải có đầy đủ chất dinh dưỡng và kích thích tố. Nhìn chung, một cây Phong lan (cả lan rừng lẫn lan cấy mô) đều cần rất nhiều nguyên tố, trong đó nổi bật các nguyên tố da lượng như N (Đạm), P (Lân) và K (Kali) và các nguyên tô vi lượng như Fe (Sắt), Cu (Đồng), Ma (Ma ngan), Bo (Bo), Mo (Molibden)... Ngoài ra Phong lan cũng cần phải có đầy đủ các nguyên tố bổ sung như Ca (Calci), Mg (ma giê), S (sunphua)... Mỗi một loại nguyên tố đều có giá trị dinh dưỡng riêng của nó, không thể thiếu được. Ví dụ, đạm cần cho việc đảm bảo Protein và Nuleoprotein trong tế bào, giúp cho sự tăng trưởng của cây (nhất là ở lá) và sự hô hấp. Cây Phong lan thiếu đạm sẽ cằn cỗi, yếu, không xanh tươi và lá nhỏ, hơi vàng. Còn lân rất cần cho sự quang hợp, giúp cho việc tăng cường sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, làm cây chóng ra rễ, nẩy mầm khỏe và sớm có hoa. Thiếu lân, cây Phong lan sẽ kém tăng trương, cây nhỏ, sức đề kháng kém, lá xanh pha tím, rễ ít, chậm ra hoa. Còn Kali đảm bảo sự vận chuyển nước và các chát dinh dưỡng trong cây, luân lưu sự điều hòa như quang hợp, phân hóa tế bào, làm cho cây dự trữ được chất dinh dtfơng. Nếu thiếu Ka li, cây ngừng phát triển, khô dần, lá úa vàng dễ rụng. Hiện nay, do việc nuôi trồng Phong lan đã đi vào sản xuất công nghiệp, do đó rất nhiều cơ sở sản xuất đã pha sẵn các dung dịch dinh dưỡng để bón cho cây, trong đó chủ đạo gồm 3 nguyên tố chủ yếu N, P, K với các nguyên tố vi lượng bổ sung thích hợp. Phong lan sau khi được đưa ra khỏi chai cấy mô sẽ phát triển quả 4 giai đoạn với 4 chế độ dinh dưỡng khác nhau: - Phong lan dưới 3 tháng tuổi, phân bón chủ yếu là đạm, còn lân và kali cũng dùng, nhưng rất loãng. Cụ thể Phong lan 2 tháng dùng 3 g đạm pha trong 10 lít nước và tưới mỗi tuần 1 lần... Phong lan 3 tháng, dùng 5 g đạm trong 10 lít nước và tưới 10 ngày 1 lần (có thể pha loãng bằng một nửa và tưới sát ngày hơn). - Phong lan từ 4 tháng đến 10 tháng tuổi, dùng cả 3 loại nguyên tố, với công thức N = 3, P = 1, K : 1. cụ thể là: 10g N + 3g P + 3g K pha trong 10 lít nước và cứ 15 ngày tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và tưới 1 tuần 1 lần). - Phong lan từ 10 tháng đến 16 tháng tuổi, dùng cả 3 nguyên tố như nhau (N = 2, P = 2, K = 2) cụ thể là : 6g N + 6g P + 6g K, pha trong 10 lít nước, 15 ngày tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và một tuần tưới một lần), kết hợp pha thêm nguyên tố vi lượng. - Phong lan từ 16 tháng tuổi trở lên, cho đến khi ra hoa, dùng công thức N = 1, P = 2, K = 3. Cụ thể là 5g N, 10g P, 15g K pha chung trong 10 lít nước, nửa tháng tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và tưới tuần 1 lần) dùng nhiều nguyên tố vi lượng hơn. Về nguồn phân vô cơ này, có thể dùng các loại cho phù hợp với Phong lan như N nên dùng (NH4)2SO4 21% N (Sulphat amnonium, hơi chua, Phong lan dễ tiếp thu. Về P nên dùng [CaH4(PO4)2CaSO4 (Super lân) 20% P2O5 dễ tan nên Phong lan hấp thu được ngay. Về K nên dùng SO4K2 (sulphat Kali). Còn các nguyên tố khác như Ca thì dùng Ca(NO3)2 (không nên dùng vôi trắng); Mg thì dùng MgSO4 hay MgHPO4; Fe nên dùng sắt tam FeCl3; còn Cu nên dùng đồng nhị CuCl2; Zn có thể dùng cả ZnCl2 Và ZnSO4; Cũng như Ma dùng cả MnCl2 và MnSO4. Ngoài ra, có thể pha thêm một ít các vitamin (loại C và B) các chất kích thích tố như 2,4 D, Giberalin, Citokinin... Khi Phong lan đã trưởng thành (nhất là các loài Phong lan rừng giai đoạn sinh trưởng khá dài) có thể dùng các loại phân hữu cơ. Thông dụng có thể dùng nước tiểu (pha thật loãng 1/20 và mỗi tuần tưới 2 lần), phân các loài động vật (phân bò, lợn...) ngâm trong nước cho thật mục, lọc lấy nước rồi tưới cho cây (1 phần phân hòa với 30 phần nước). phân chuồng rất giàu các chất N, P, K cùng với các nguyên tố vi lượng cần thiết, nó rất thích hợp cho các loài Phong lan trồng ở luống (trong đó phân bò và phân lợn, được xem là thích hợp nhất). Phân bò tươi có tác dụng ủ mát và kích thích rễ Phong lan phát triển, nếu để hoại sẽ mất đi nhiều chất cần cho cây. Còn phân lợn có thể bón cho Phong lan trồng ở chậu lớn vừa phân) vừa nước tiểu lợn, nó cũng có tác dụng rất lớn đến sự tăng trưởng của rễ Phong lan, tuy nhiên chỉ nên dùng mỗi tháng một lần, và đối với Phong lan mới trồng nên pha nồng độ thật loàng (1 phần phân với 100 phần nước). Ngoài các loài phân chuồng, ngày nay còn dùng rộng rãi các loại phân chim, phân dơi, phân tằm. Chúng đều có lượng N, P, K khá cao, các yếu tố) vi lượng đầy đủ và đặc biệt có cấu trúc tơi, mịn, rất dễ trong việc bón gốc Phong lan. Mỗi chậu Phong lan lớn có thể bón 20 - 30 g mỗi lần và giữ được lâu mới phải bón lại. Một số nghệ nhân nuôi trồng Phong lan còn dùng khô dầu (bã đậu phộng ép khô) và các xác bã động vật (tôm, cá, lông gà vịt) và mạnh dạn hơn còn dùng cả huyết khô. Các chất hữu cơ này đều ngâm trong nước cho nên men. Để ít ngày cho thật hoại và hết mùi thối. Lọc lấy phần nước, pha loãng mới đem dùng. Mặc dù dùng loại phân nào, nhưng cách tưới phân vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng, dùng nhiều quá một loại, hay tưới dài ngày quá cũng trây ảnh hưởng không tốt đến cây Phong lan. Thời gian để tưới phân tốt nhất trong ngày hoặc vào buổi sáng sớm hay vào buổi chiều, không nên tưới vào buổi trưa. Tuy nhiên tùy theo mùa mưa mà có thể di chuyển lục tưới phân cho lợi. Phải theo dõi "dự báo thời tiết" để tránh tưới phân vào lúc có mưa (mặc dù vào buổi sáng hay chiều). Thời gian cách nhau để tưới phân cũng hết sức quan trọng, và phải tưới phân từ nồng độ thấp tăng dần lên nồng độ cao, trong quá trình tưới phân cần theo dõi xem xét hình dạng ngoài cây Phong lan mà điều chỉnh lượng phân tưới. Trung bình chỉ nên tưới mỗi tuần một lần (nó còn tùy thuộc vào mùa mưa hay mùa khô, tùy thuộc vào nơi ít nắng hay dâm mát). Xen kẽ với các ngày tưới phân, cần bổ sung các ngày tưới nước cho hợp lý. Nước tưới Phong lan không cầu kỳ lắm như mọi người tưởng trước đây, miễn sao nước thật sạch, không mặn, không lợ là được. Tuy nhiên, tốt nhất nên dùng nước mưa vì độ ph - 6 - 7, rất phù hợp với rễ Phong lan còn non. Sau đó có thể dùng đến nước giếng (cần tránh nước cứng), nước ao hồ, sông, rạch (chú ý độ ph và độ sạch của nước). Cuối cùng phổ thông và tiện lợi nhất vẫn là dùng nước máy, chỉ cần chú ý đến độ clor trong nước (để nước trong chum vại ít ngày cho bay hết clor). Cách tưới nước cũng cần chú ý. Tốt nhất dùng vòi với các lỗ nhỏ và tưới vọt lên cao, hạt nước nhỏ li ti theo gió rơi nhẹ xuống cả cây Phong lan. Một số người có tập quán nhúng ngập đến miệng chậu Phong lan vào chậu nước lớn. Làm như vậy nước thấm đều vào trong từng kẽ than, kẽ gạch và ướt hết cả sơ dừa. Tuy nhiên vì nhúng nhiều chậu Phong lan rồi mới thay nước, bệnh cây dễ lây lan từ cây này sang cây nọ Nguyên tắc tưới nước phải nhiều, đậm nhưng phải dần dần cho thấm đều, tránh dội nước ào vào cây Phong lan lượng nước nhiều nhưng ngấm ít và có khi làm thương tổn cây. Tưới nước cũng nên làm vào buổi sáng và sao cho cây được ẩm ướt suốt cho đến chiều mới phải tưới bổ sung. Vào mùa khô, nếu trồng Phong lan nơi có độ nóng cao, chỉ nên làm ẩm ướt toàn bộ môi trường xung quanh, đừng tưới riêng cho cây Phong lan vì xưng quanh nóng sẽ phả hơi khô làm cây bị ngập. Lượng nước tưới tùy thuộc theo mùa. Đặc biệt trong mùa mưa phải đón giờ mưa để tránh khỏi mắc công vừa tưới nước, vừa làm cây bị ngập úng. Riêng đối với các loài trồng thành luống, phải tùy theo loại đất cô giữ nước hay không mà tưới sao cho vừa đủ. Cộng vào đó cần ủ gốc bằng rơm để giữ độ ẩm được lâuNhiều người lầm tưởng rằng cây Phong Lan chỉ cần có khí trời và nước là có thể sống và phát triển được. Thật ra, cây Phong lan cũng như tất cả các loại cây trồng khác đều phải có đầy đủ chất dinh dưỡng và kích thích tố. Nhìn chung, một cây Phong lan (cả lan rừng lẫn lan cấy mô) đều cần rất nhiều nguyên tố, trong đó nổi bật các nguyên tố da lượng như N (Đạm), P (Lân) và K (Kali) và các nguyên tô vi lượng như Fe (Sắt), Cu (Đồng), Ma (Ma ngan), Bo (Bo), Mo (Molibden)... Ngoài ra Phong lan cũng cần phải có đầy đủ các nguyên tố bổ sung như Ca (Calci), Mg (ma giê), S (sunphua)... Mỗi một loại nguyên tố đều có giá trị dinh dưỡng riêng của nó, không thể thiếu được. Ví dụ, đạm cần cho việc đảm bảo Protein và Nuleoprotein trong tế bào, giúp cho sự tăng trưởng của cây (nhất là ở lá) và sự hô hấp. Cây Phong lan thiếu đạm sẽ cằn cỗi, yếu, không xanh tươi và lá nhỏ, hơi vàng. Còn lân rất cần cho sự quang hợp, giúp cho việc tăng cường sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, làm cây chóng ra rễ, nẩy mầm khỏe và sớm có hoa. Thiếu lân, cây Phong lan sẽ kém tăng trương, cây nhỏ, sức đề kháng kém, lá xanh pha tím, rễ ít, chậm ra hoa. Còn Kali đảm bảo sự vận chuyển nước và các chát dinh dưỡng trong cây, luân lưu sự điều hòa như quang hợp, phân hóa tế bào, làm cho cây dự trữ được chất dinh dtfơng. Nếu thiếu Ka li, cây ngừng phát triển, khô dần, lá úa vàng dễ rụng. Hiện nay, do việc nuôi trồng Phong lan đã đi vào sản xuất công nghiệp, do đó rất nhiều cơ sở sản xuất đã pha sẵn các dung dịch dinh dưỡng để bón cho cây, trong đó chủ đạo gồm 3 nguyên tố chủ yếu N, P, K với các nguyên tố vi lượng bổ sung thích hợp. Phong lan sau khi được đưa ra khỏi chai cấy mô sẽ phát triển quả 4 giai đoạn với 4 chế độ dinh dưỡng khác nhau: - Phong lan dưới 3 tháng tuổi, phân bón chủ yếu là đạm, còn lân và kali cũng dùng, nhưng rất loãng. Cụ thể Phong lan 2 tháng dùng 3 g đạm pha trong 10 lít nước và tưới mỗi tuần 1 lần... Phong lan 3 tháng, dùng 5 g đạm trong 10 lít nước và tưới 10 ngày 1 lần (có thể pha loãng bằng một nửa và tưới sát ngày hơn). - Phong lan từ 4 tháng đến 10 tháng tuổi, dùng cả 3 loại nguyên tố, với công thức N = 3, P = 1, K : 1. cụ thể là: 10g N + 3g P + 3g K pha trong 10 lít nước và cứ 15 ngày tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và tưới 1 tuần 1 lần). - Phong lan từ 10 tháng đến 16 tháng tuổi, dùng cả 3 nguyên tố như nhau (N = 2, P = 2, K = 2) cụ thể là : 6g N + 6g P + 6g K, pha trong 10 lít nước, 15 ngày tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và một tuần tưới một lần), kết hợp pha thêm nguyên tố vi lượng. - Phong lan từ 16 tháng tuổi trở lên, cho đến khi ra hoa, dùng công thức N = 1, P = 2, K = 3. Cụ thể là 5g N, 10g P, 15g K pha chung trong 10 lít nước, nửa tháng tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và tưới tuần 1 lần) dùng nhiều nguyên tố vi lượng hơn. Về nguồn phân vô cơ này, có thể dùng các loại cho phù hợp với Phong lan như N nên dùng (NH4)2SO4 21% N (Sulphat amnonium, hơi chua, Phong lan dễ tiếp thu. Về P nên dùng [CaH4(PO4)2CaSO4 (Super lân) 20% P2O5 dễ tan nên Phong lan hấp thu được ngay. Về K nên dùng SO4K2 (sulphat Kali). Còn các nguyên tố khác như Ca thì dùng Ca(NO3)2 (không nên dùng vôi trắng); Mg thì dùng MgSO4 hay MgHPO4; Fe nên dùng sắt tam FeCl3; còn Cu nên dùng đồng nhị CuCl2; Zn có thể dùng cả ZnCl2 Và ZnSO4; Cũng như Ma dùng cả MnCl2 và MnSO4. Ngoài ra, có thể pha thêm một ít các vitamin (loại C và B) các chất kích thích tố như 2,4 D, Giberalin, Citokinin... Khi Phong lan đã trưởng thành (nhất là các loài Phong lan rừng giai đoạn sinh trưởng khá dài) có thể dùng các loại phân hữu cơ. Thông dụng có thể dùng nước tiểu (pha thật loãng 1/20 và mỗi tuần tưới 2 lần), phân các loài động vật (phân bò, lợn...) ngâm trong nước cho thật mục, lọc lấy nước rồi tưới cho cây (1 phần phân hòa với 30 phần nước). phân chuồng rất giàu các chất N, P, K cùng với các nguyên tố vi lượng cần thiết, nó rất thích hợp cho các loài Phong lan trồng ở luống (trong đó phân bò và phân lợn, được xem là thích hợp nhất). Phân bò tươi có tác dụng ủ mát và kích thích rễ Phong lan phát triển, nếu để hoại sẽ mất đi nhiều chất cần cho cây. Còn phân lợn có thể bón cho Phong lan trồng ở chậu lớn vừa phân) vừa nước tiểu lợn, nó cũng có tác dụng rất lớn đến sự tăng trưởng của rễ Phong lan, tuy nhiên chỉ nên dùng mỗi tháng một lần, và đối với Phong lan mới trồng nên pha nồng độ thật loàng (1 phần phân với 100 phần nước). Ngoài các loài phân chuồng, ngày nay còn dùng rộng rãi các loại phân chim, phân dơi, phân tằm. Chúng đều có lượng N, P, K khá cao, các yếu tố) vi lượng đầy đủ và đặc biệt có cấu trúc tơi, mịn, rất dễ trong việc bón gốc Phong lan. Mỗi chậu Phong lan lớn có thể bón 20 - 30 g mỗi lần và giữ được lâu mới phải bón lại. Một số nghệ nhân nuôi trồng Phong lan còn dùng khô dầu (bã đậu phộng ép khô) và các xác bã động vật (tôm, cá, lông gà vịt) và mạnh dạn hơn còn dùng cả huyết khô. Các chất hữu cơ này đều ngâm trong nước cho nên men. Để ít ngày cho thật hoại và hết mùi thối. Lọc lấy phần nước, pha loãng mới đem dùng. Mặc dù dùng loại phân nào, nhưng cách tưới phân vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng, dùng nhiều quá một loại, hay tưới dài ngày quá cũng trây ảnh hưởng không tốt đến cây Phong lan. Thời gian để tưới phân tốt nhất trong ngày hoặc vào buổi sáng sớm hay vào buổi chiều, không nên tưới vào buổi trưa. Tuy nhiên tùy theo mùa mưa mà có thể di chuyển lục tưới phân cho lợi. Phải theo dõi "dự báo thời tiết" để tránh tưới phân vào lúc có mưa (mặc dù vào buổi sáng hay chiều). Thời gian cách nhau để tưới phân cũng hết sức quan trọng, và phải tưới phân từ nồng độ thấp tăng dần lên nồng độ cao, trong quá trình tưới phân cần theo dõi xem xét hình dạng ngoài cây Phong lan mà điều chỉnh lượng phân tưới. Trung bình chỉ nên tưới mỗi tuần một lần (nó còn tùy thuộc vào mùa mưa hay mùa khô, tùy thuộc vào nơi ít nắng hay dâm mát). Xen kẽ với các ngày tưới phân, cần bổ sung các ngày tưới nước cho hợp lý. Nước tưới Phong lan không cầu kỳ lắm như mọi người tưởng trước đây, miễn sao nước thật sạch, không mặn, không lợ là được. Tuy nhiên, tốt nhất nên dùng nước mưa vì độ ph - 6 - 7, rất phù hợp với rễ Phong lan còn non. Sau đó có thể dùng đến nước giếng (cần tránh nước cứng), nước ao hồ, sông, rạch (chú ý độ ph và độ sạch của nước). Cuối cùng phổ thông và tiện lợi nhất vẫn là dùng nước máy, chỉ cần chú ý đến độ clor trong nước (để nước trong chum vại ít ngày cho bay hết clor). Cách tưới nước cũng cần chú ý. Tốt nhất dùng vòi với các lỗ nhỏ và tưới vọt lên cao, hạt nước nhỏ li ti theo gió rơi nhẹ xuống cả cây Phong lan. Một số người có tập quán nhúng ngập đến miệng chậu Phong lan vào chậu nước lớn. Làm như vậy nước thấm đều vào trong từng kẽ than, kẽ gạch và ướt hết cả sơ dừa. Tuy nhiên vì nhúng nhiều chậu Phong lan rồi mới thay nước, bệnh cây dễ lây lan từ cây này sang cây nọ Nguyên tắc tưới nước phải nhiều, đậm nhưng phải dần dần cho thấm đều, tránh dội nước ào vào cây Phong lan lượng nước nhiều nhưng ngấm ít và có khi làm thương tổn cây. Tưới nước cũng nên làm vào buổi sáng và sao cho cây được ẩm ướt suốt cho đến chiều mới phải tưới bổ sung. Vào mùa khô, nếu trồng Phong lan nơi có độ nóng cao, chỉ nên làm ẩm ướt toàn bộ môi trường xung quanh, đừng tưới riêng cho cây Phong lan vì xưng quanh nóng sẽ phả hơi khô làm cây bị ngập. Lượng nước tưới tùy thuộc theo mùa. Đặc biệt trong mùa mưa phải đón giờ mưa để tránh khỏi mắc công vừa tưới nước, vừa làm cây bị ngập úng. Riêng đối với các loài trồng thành luống, phải tùy theo loại đất cô giữ nước hay không mà tưới sao cho vừa đủ. Cộng vào đó cần ủ gốc bằng rơm để giữ độ ẩm được lâu

Làm cách nào để lan rừng ra hoa


Cách đây khoảng 2 năm, trong một chuyến đi công tác ở thành phố Đà Lạt, chúng tôi thấy ở Đà Lạt có một vài người dân tộc thiểu số bán những giò phong lan có bông rất đẹp. Anh em chúng tôi mua mỗi người vài giò về chơi, thế nhưng không rõ vì sao từ khi những bông hoa này tàn thì từ đó đến nay không thấy cây lan ra bông nữa, mặc dù chúng tôi đã chăm sóc cây lan rất chu đáo, cây lan rất xanh tốt, mỡ màng. Xin cho biết tại sao lại như vậy? Có cách nào làm cho chúng lại tiếp tục ra hoa? (Lê Văn Hoàng phường Phước Long B, TP.HCM) Trả lời: Không chỉ riêng bạn mà nhiều người khi đi công tác hay tham quan du lịch ở thành phố Đà Lạt thấy có nhiều điểm người dân tộc bán phong lan rừng rất đẹp, giá cả lại phải chăng nên đã mua về để chưng chơi, nhưng chỉ hết đợt bông đang có sẵn trên cây là cây lan “tịt” luôn không ra bông nữa. Gần đây (nhất là vào dịp gần tết) tại TP. HCM cũng thấy xuất hiện một số điểm ở vỉa hè người “miệt rừng” cũng đã chở về và bày bán hàng trăm giò lan rừng đủ loại (nhưng chưa ra bông) nhiều người mua về “dưỡng” nhưng chờ mãi vẫn không thấy ra bông. Thế nhưng ít ai biết được rằng với lan rừng phải chăm sóc đúng cách mới hy vọng chúng ra bông như những loại lan khác. WAG, 17/8/2004 Theo NNVN Nhìn chung các loại lan rừng ở các tỉnh phía Nam do chưa được thuần hoá như các loại lan mà chúng ta thường nhập từ Thái Lan, Úc, Đài Loan... nên quá trình trồng và chăm sóc chúng cũng phải khác so với các loại lan đã được thuần hoá. Như bạn đã biết ở các tỉnh phía Nam có 2 mùa, mùa mưa và mùa khô rõ rệt, cây lan sống trong các rừng cây ở đây trải qua rất nhiều thế hệ chúng đã quen với điều kiện thời tiết, khí hậu này. Những cây lan rừng sống được là nhờ bám vào các thân cây khác trong rừng, chủ yếu hấp thu hơi nước từ không khí, nước và thức ăn từ các phần khô mục của vỏ hay thân, cành cây chết mà chúng đeo bám (giá thể). Vào mùa mưa nhờ có nước và ẩm độ không khí cao, chất dinh dưỡng được hoà tan, cây lan hút được nhiều dinh dưỡng, nước nên chúng tươi tốt mập mạp, ra hoa nhiều, hoa đẹp. Nhưng vào mùa khô thời tiết khô nóng, ẩm độ trong không khí và trên giá thể giảm đi, cây thoát hơi nước nhiều, thân cây bị khô, lá bị rụng( nhằm hạn chế tối đa sự thoát hơi nước của cây), cây lan chuyển dần sang trạng thái nghỉ, ngừng phát triển. Khi mùa mưa đến cây lan lại bắt đầu chu kỳ phát triển trở lại để rồi ra lá mới, bông mới... vì thế khi đem lan rừng về trồng ở vùng đồng bằng thấp, chúng ta cũng phải tạo cho chúng một điều kiện sống tương tự như khi chúng còn sống trong rừng thì cây lan mới ra bông. Cụ thể là phải cho cây lan “nghỉ” vào mùa khô bằng cách không tưới nước một, hai tháng để cho cây lan bị khô héo, rụng lá y như trong điều kiện tự nhiên của chúng. Khi muốn cho lan ra bông thì tiến hành tưới nước, tưới phân trở lại cây lan sẽ mọc chồi mới và phát triển mạnh mẽ. Sau khi tưới nước, tưới phân khoảng 3 tháng cây lan sẽ ra bông. Với những cây lan còn nhỏ vừa mới tách chồi từ cây mẹ thì không nên làm cách này vì cây dễ bị mất sức, còi cọc, không ra hoa vì bản thân những cây còn nhỏ này chưa tích luỹ dự trữ được đầy đủ chất dinh dưỡng cây. Cách đây khoảng 2 năm, trong một chuyến đi công tác ở thành phố Đà Lạt, chúng tôi thấy ở Đà Lạt có một vài người dân tộc thiểu số bán những giò phong lan có bông rất đẹp. Anh em chúng tôi mua mỗi người vài giò về chơi, thế nhưng không rõ vì sao từ khi những bông hoa này tàn thì từ đó đến nay không thấy cây lan ra bông nữa, mặc dù chúng tôi đã chăm sóc cây lan rất chu đáo, cây lan rất xanh tốt, mỡ màng. Xin cho biết tại sao lại như vậy? Có cách nào làm cho chúng lại tiếp tục ra hoa? (Lê Văn Hoàng phường Phước Long B, TP.HCM) Trả lời: Không chỉ riêng bạn mà nhiều người khi đi công tác hay tham quan du lịch ở thành phố Đà Lạt thấy có nhiều điểm người dân tộc bán phong lan rừng rất đẹp, giá cả lại phải chăng nên đã mua về để chưng chơi, nhưng chỉ hết đợt bông đang có sẵn trên cây là cây lan “tịt” luôn không ra bông nữa. Gần đây (nhất là vào dịp gần tết) tại TP. HCM cũng thấy xuất hiện một số điểm ở vỉa hè người “miệt rừng” cũng đã chở về và bày bán hàng trăm giò lan rừng đủ loại (nhưng chưa ra bông) nhiều người mua về “dưỡng” nhưng chờ mãi vẫn không thấy ra bông. Thế nhưng ít ai biết được rằng với lan rừng phải chăm sóc đúng cách mới hy vọng chúng ra bông như những loại lan khác. WAG, 17/8/2004 Theo NNVN Nhìn chung các loại lan rừng ở các tỉnh phía Nam do chưa được thuần hoá như các loại lan mà chúng ta thường nhập từ Thái Lan, Úc, Đài Loan... nên quá trình trồng và chăm sóc chúng cũng phải khác so với các loại lan đã được thuần hoá. Như bạn đã biết ở các tỉnh phía Nam có 2 mùa, mùa mưa và mùa khô rõ rệt, cây lan sống trong các rừng cây ở đây trải qua rất nhiều thế hệ chúng đã quen với điều kiện thời tiết, khí hậu này. Những cây lan rừng sống được là nhờ bám vào các thân cây khác trong rừng, chủ yếu hấp thu hơi nước từ không khí, nước và thức ăn từ các phần khô mục của vỏ hay thân, cành cây chết mà chúng đeo bám (giá thể). Vào mùa mưa nhờ có nước và ẩm độ không khí cao, chất dinh dưỡng được hoà tan, cây lan hút được nhiều dinh dưỡng, nước nên chúng tươi tốt mập mạp, ra hoa nhiều, hoa đẹp. Nhưng vào mùa khô thời tiết khô nóng, ẩm độ trong không khí và trên giá thể giảm đi, cây thoát hơi nước nhiều, thân cây bị khô, lá bị rụng( nhằm hạn chế tối đa sự thoát hơi nước của cây), cây lan chuyển dần sang trạng thái nghỉ, ngừng phát triển. Khi mùa mưa đến cây lan lại bắt đầu chu kỳ phát triển trở lại để rồi ra lá mới, bông mới... vì thế khi đem lan rừng về trồng ở vùng đồng bằng thấp, chúng ta cũng phải tạo cho chúng một điều kiện sống tương tự như khi chúng còn sống trong rừng thì cây lan mới ra bông. Cụ thể là phải cho cây lan “nghỉ” vào mùa khô bằng cách không tưới nước một, hai tháng để cho cây lan bị khô héo, rụng lá y như trong điều kiện tự nhiên của chúng. Khi muốn cho lan ra bông thì tiến hành tưới nước, tưới phân trở lại cây lan sẽ mọc chồi mới và phát triển mạnh mẽ. Sau khi tưới nước, tưới phân khoảng 3 tháng cây lan sẽ ra bông. Với những cây lan còn nhỏ vừa mới tách chồi từ cây mẹ thì không nên làm cách này vì cây dễ bị mất sức, còi cọc, không ra hoa vì bản thân những cây còn nhỏ này chưa tích luỹ dự trữ được đầy đủ chất dinh dưỡng cây.

Thuần dưỡng và chăm sóc lan rừng


Tác giả: Nguyễn Thị Nga Thuần dưỡng lan rừng Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan sinh trưởng tốt, môi trường thuận lợi nhất là cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Lúc lấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ cây đang bám chứ không nên lột mỗi bộ rễ. Sau đó lấy gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá, thân, rễ. Chăm sóc cho lan 1 tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò. Chú ý lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa và không được nén chặt. Tránh để ngoài ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đêm. Chơi lan không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt. Chăm sóc Một trong những đặc điểm sinh học đặc trưng của lan là có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm, nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào, đặc biệt "kỵ" với nắng quái chiều và gió tây (gió Lào). Nếu trồng đại trà phải làm giàn che bằng lưới nilon có lỗ để lan vẫn quang hợp được. Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) cho toàn bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm "2 ướt - 1 khô" trong ngày, đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ để làm mát cây, ướt rễ và dự trữ. Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều màu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các mẩu than gỗ nhỏ, luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra (gọi là hồ rễ). Tránh gió khô, nóng lùa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già để ngăn chặn sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ đã hết chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây. Không nên dùng NPK - loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực để bón cho lan. Để cây tươi lâu, đẹp bền, hoa sai thắm màu, hương đậm có thể thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) với nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải cotton) nhúng vào dung dịch glycerin 10-15% cuốn vào cổ rễ để giữ ẩm cho cây. Nguồn: Trang thông tin điện tử Nông dân Việt Nam Tác giả: Nguyễn Thị Nga Thuần dưỡng lan rừng Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan sinh trưởng tốt, môi trường thuận lợi nhất là cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Lúc lấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ cây đang bám chứ không nên lột mỗi bộ rễ. Sau đó lấy gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá, thân, rễ. Chăm sóc cho lan 1 tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò. Chú ý lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa và không được nén chặt. Tránh để ngoài ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đêm. Chơi lan không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt. Chăm sóc Một trong những đặc điểm sinh học đặc trưng của lan là có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm, nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào, đặc biệt "kỵ" với nắng quái chiều và gió tây (gió Lào). Nếu trồng đại trà phải làm giàn che bằng lưới nilon có lỗ để lan vẫn quang hợp được. Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) cho toàn bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm "2 ướt - 1 khô" trong ngày, đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ để làm mát cây, ướt rễ và dự trữ. Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều màu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các mẩu than gỗ nhỏ, luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra (gọi là hồ rễ). Tránh gió khô, nóng lùa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già để ngăn chặn sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ đã hết chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây. Không nên dùng NPK - loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực để bón cho lan. Để cây tươi lâu, đẹp bền, hoa sai thắm màu, hương đậm có thể thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) với nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải cotton) nhúng vào dung dịch glycerin 10-15% cuốn vào cổ rễ để giữ ẩm cho cây. Nguồn: Trang thông tin điện tử Nông dân Việt Nam
 
Liên kết: Kênh giải trí của Giới trẻ | Share123.vn - Chia sẻ dữ liệu số
Copyright © 2012. HOA LAN HỮU TÌNH - Design by Luubuttuoixanh.com
Địa chỉ:728 - 730 đường Trường Chinh, Phường 15, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Liên hệ SĐT: 0945.658.660