Sản phẩm mới :

Phân bón và nước tưới cho hoa lan




Nhiều người lầm tưởng rằng cây Phong Lan chỉ cần có khí trời và nước là có thể sống và phát triển được. Thật ra, cây Phong lan cũng như tất cả các loại cây trồng khác đều phải có đầy đủ chất dinh dưỡng và kích thích tố. Nhìn chung, một cây Phong lan (cả lan rừng lẫn lan cấy mô) đều cần rất nhiều nguyên tố, trong đó nổi bật các nguyên tố da lượng như N (Đạm), P (Lân) và K (Kali) và các nguyên tô vi lượng như Fe (Sắt), Cu (Đồng), Ma (Ma ngan), Bo (Bo), Mo (Molibden)... Ngoài ra Phong lan cũng cần phải có đầy đủ các nguyên tố bổ sung như Ca (Calci), Mg (ma giê), S (sunphua)... Mỗi một loại nguyên tố đều có giá trị dinh dưỡng riêng của nó, không thể thiếu được. Ví dụ, đạm cần cho việc đảm bảo Protein và Nuleoprotein trong tế bào, giúp cho sự tăng trưởng của cây (nhất là ở lá) và sự hô hấp. Cây Phong lan thiếu đạm sẽ cằn cỗi, yếu, không xanh tươi và lá nhỏ, hơi vàng. Còn lân rất cần cho sự quang hợp, giúp cho việc tăng cường sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, làm cây chóng ra rễ, nẩy mầm khỏe và sớm có hoa. Thiếu lân, cây Phong lan sẽ kém tăng trương, cây nhỏ, sức đề kháng kém, lá xanh pha tím, rễ ít, chậm ra hoa. Còn Kali đảm bảo sự vận chuyển nước và các chát dinh dưỡng trong cây, luân lưu sự điều hòa như quang hợp, phân hóa tế bào, làm cho cây dự trữ được chất dinh dtfơng. Nếu thiếu Ka li, cây ngừng phát triển, khô dần, lá úa vàng dễ rụng. Hiện nay, do việc nuôi trồng Phong lan đã đi vào sản xuất công nghiệp, do đó rất nhiều cơ sở sản xuất đã pha sẵn các dung dịch dinh dưỡng để bón cho cây, trong đó chủ đạo gồm 3 nguyên tố chủ yếu N, P, K với các nguyên tố vi lượng bổ sung thích hợp. Phong lan sau khi được đưa ra khỏi chai cấy mô sẽ phát triển quả 4 giai đoạn với 4 chế độ dinh dưỡng khác nhau: - Phong lan dưới 3 tháng tuổi, phân bón chủ yếu là đạm, còn lân và kali cũng dùng, nhưng rất loãng. Cụ thể Phong lan 2 tháng dùng 3 g đạm pha trong 10 lít nước và tưới mỗi tuần 1 lần... Phong lan 3 tháng, dùng 5 g đạm trong 10 lít nước và tưới 10 ngày 1 lần (có thể pha loãng bằng một nửa và tưới sát ngày hơn). - Phong lan từ 4 tháng đến 10 tháng tuổi, dùng cả 3 loại nguyên tố, với công thức N = 3, P = 1, K : 1. cụ thể là: 10g N + 3g P + 3g K pha trong 10 lít nước và cứ 15 ngày tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và tưới 1 tuần 1 lần). - Phong lan từ 10 tháng đến 16 tháng tuổi, dùng cả 3 nguyên tố như nhau (N = 2, P = 2, K = 2) cụ thể là : 6g N + 6g P + 6g K, pha trong 10 lít nước, 15 ngày tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và một tuần tưới một lần), kết hợp pha thêm nguyên tố vi lượng. - Phong lan từ 16 tháng tuổi trở lên, cho đến khi ra hoa, dùng công thức N = 1, P = 2, K = 3. Cụ thể là 5g N, 10g P, 15g K pha chung trong 10 lít nước, nửa tháng tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và tưới tuần 1 lần) dùng nhiều nguyên tố vi lượng hơn. Về nguồn phân vô cơ này, có thể dùng các loại cho phù hợp với Phong lan như N nên dùng (NH4)2SO4 21% N (Sulphat amnonium, hơi chua, Phong lan dễ tiếp thu. Về P nên dùng [CaH4(PO4)2CaSO4 (Super lân) 20% P2O5 dễ tan nên Phong lan hấp thu được ngay. Về K nên dùng SO4K2 (sulphat Kali). Còn các nguyên tố khác như Ca thì dùng Ca(NO3)2 (không nên dùng vôi trắng); Mg thì dùng MgSO4 hay MgHPO4; Fe nên dùng sắt tam FeCl3; còn Cu nên dùng đồng nhị CuCl2; Zn có thể dùng cả ZnCl2 Và ZnSO4; Cũng như Ma dùng cả MnCl2 và MnSO4. Ngoài ra, có thể pha thêm một ít các vitamin (loại C và B) các chất kích thích tố như 2,4 D, Giberalin, Citokinin... Khi Phong lan đã trưởng thành (nhất là các loài Phong lan rừng giai đoạn sinh trưởng khá dài) có thể dùng các loại phân hữu cơ. Thông dụng có thể dùng nước tiểu (pha thật loãng 1/20 và mỗi tuần tưới 2 lần), phân các loài động vật (phân bò, lợn...) ngâm trong nước cho thật mục, lọc lấy nước rồi tưới cho cây (1 phần phân hòa với 30 phần nước). phân chuồng rất giàu các chất N, P, K cùng với các nguyên tố vi lượng cần thiết, nó rất thích hợp cho các loài Phong lan trồng ở luống (trong đó phân bò và phân lợn, được xem là thích hợp nhất). Phân bò tươi có tác dụng ủ mát và kích thích rễ Phong lan phát triển, nếu để hoại sẽ mất đi nhiều chất cần cho cây. Còn phân lợn có thể bón cho Phong lan trồng ở chậu lớn vừa phân) vừa nước tiểu lợn, nó cũng có tác dụng rất lớn đến sự tăng trưởng của rễ Phong lan, tuy nhiên chỉ nên dùng mỗi tháng một lần, và đối với Phong lan mới trồng nên pha nồng độ thật loàng (1 phần phân với 100 phần nước). Ngoài các loài phân chuồng, ngày nay còn dùng rộng rãi các loại phân chim, phân dơi, phân tằm. Chúng đều có lượng N, P, K khá cao, các yếu tố) vi lượng đầy đủ và đặc biệt có cấu trúc tơi, mịn, rất dễ trong việc bón gốc Phong lan. Mỗi chậu Phong lan lớn có thể bón 20 - 30 g mỗi lần và giữ được lâu mới phải bón lại. Một số nghệ nhân nuôi trồng Phong lan còn dùng khô dầu (bã đậu phộng ép khô) và các xác bã động vật (tôm, cá, lông gà vịt) và mạnh dạn hơn còn dùng cả huyết khô. Các chất hữu cơ này đều ngâm trong nước cho nên men. Để ít ngày cho thật hoại và hết mùi thối. Lọc lấy phần nước, pha loãng mới đem dùng. Mặc dù dùng loại phân nào, nhưng cách tưới phân vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng, dùng nhiều quá một loại, hay tưới dài ngày quá cũng trây ảnh hưởng không tốt đến cây Phong lan. Thời gian để tưới phân tốt nhất trong ngày hoặc vào buổi sáng sớm hay vào buổi chiều, không nên tưới vào buổi trưa. Tuy nhiên tùy theo mùa mưa mà có thể di chuyển lục tưới phân cho lợi. Phải theo dõi "dự báo thời tiết" để tránh tưới phân vào lúc có mưa (mặc dù vào buổi sáng hay chiều). Thời gian cách nhau để tưới phân cũng hết sức quan trọng, và phải tưới phân từ nồng độ thấp tăng dần lên nồng độ cao, trong quá trình tưới phân cần theo dõi xem xét hình dạng ngoài cây Phong lan mà điều chỉnh lượng phân tưới. Trung bình chỉ nên tưới mỗi tuần một lần (nó còn tùy thuộc vào mùa mưa hay mùa khô, tùy thuộc vào nơi ít nắng hay dâm mát). Xen kẽ với các ngày tưới phân, cần bổ sung các ngày tưới nước cho hợp lý. Nước tưới Phong lan không cầu kỳ lắm như mọi người tưởng trước đây, miễn sao nước thật sạch, không mặn, không lợ là được. Tuy nhiên, tốt nhất nên dùng nước mưa vì độ ph - 6 - 7, rất phù hợp với rễ Phong lan còn non. Sau đó có thể dùng đến nước giếng (cần tránh nước cứng), nước ao hồ, sông, rạch (chú ý độ ph và độ sạch của nước). Cuối cùng phổ thông và tiện lợi nhất vẫn là dùng nước máy, chỉ cần chú ý đến độ clor trong nước (để nước trong chum vại ít ngày cho bay hết clor). Cách tưới nước cũng cần chú ý. Tốt nhất dùng vòi với các lỗ nhỏ và tưới vọt lên cao, hạt nước nhỏ li ti theo gió rơi nhẹ xuống cả cây Phong lan. Một số người có tập quán nhúng ngập đến miệng chậu Phong lan vào chậu nước lớn. Làm như vậy nước thấm đều vào trong từng kẽ than, kẽ gạch và ướt hết cả sơ dừa. Tuy nhiên vì nhúng nhiều chậu Phong lan rồi mới thay nước, bệnh cây dễ lây lan từ cây này sang cây nọ Nguyên tắc tưới nước phải nhiều, đậm nhưng phải dần dần cho thấm đều, tránh dội nước ào vào cây Phong lan lượng nước nhiều nhưng ngấm ít và có khi làm thương tổn cây. Tưới nước cũng nên làm vào buổi sáng và sao cho cây được ẩm ướt suốt cho đến chiều mới phải tưới bổ sung. Vào mùa khô, nếu trồng Phong lan nơi có độ nóng cao, chỉ nên làm ẩm ướt toàn bộ môi trường xung quanh, đừng tưới riêng cho cây Phong lan vì xưng quanh nóng sẽ phả hơi khô làm cây bị ngập. Lượng nước tưới tùy thuộc theo mùa. Đặc biệt trong mùa mưa phải đón giờ mưa để tránh khỏi mắc công vừa tưới nước, vừa làm cây bị ngập úng. Riêng đối với các loài trồng thành luống, phải tùy theo loại đất cô giữ nước hay không mà tưới sao cho vừa đủ. Cộng vào đó cần ủ gốc bằng rơm để giữ độ ẩm được lâuNhiều người lầm tưởng rằng cây Phong Lan chỉ cần có khí trời và nước là có thể sống và phát triển được. Thật ra, cây Phong lan cũng như tất cả các loại cây trồng khác đều phải có đầy đủ chất dinh dưỡng và kích thích tố. Nhìn chung, một cây Phong lan (cả lan rừng lẫn lan cấy mô) đều cần rất nhiều nguyên tố, trong đó nổi bật các nguyên tố da lượng như N (Đạm), P (Lân) và K (Kali) và các nguyên tô vi lượng như Fe (Sắt), Cu (Đồng), Ma (Ma ngan), Bo (Bo), Mo (Molibden)... Ngoài ra Phong lan cũng cần phải có đầy đủ các nguyên tố bổ sung như Ca (Calci), Mg (ma giê), S (sunphua)... Mỗi một loại nguyên tố đều có giá trị dinh dưỡng riêng của nó, không thể thiếu được. Ví dụ, đạm cần cho việc đảm bảo Protein và Nuleoprotein trong tế bào, giúp cho sự tăng trưởng của cây (nhất là ở lá) và sự hô hấp. Cây Phong lan thiếu đạm sẽ cằn cỗi, yếu, không xanh tươi và lá nhỏ, hơi vàng. Còn lân rất cần cho sự quang hợp, giúp cho việc tăng cường sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, làm cây chóng ra rễ, nẩy mầm khỏe và sớm có hoa. Thiếu lân, cây Phong lan sẽ kém tăng trương, cây nhỏ, sức đề kháng kém, lá xanh pha tím, rễ ít, chậm ra hoa. Còn Kali đảm bảo sự vận chuyển nước và các chát dinh dưỡng trong cây, luân lưu sự điều hòa như quang hợp, phân hóa tế bào, làm cho cây dự trữ được chất dinh dtfơng. Nếu thiếu Ka li, cây ngừng phát triển, khô dần, lá úa vàng dễ rụng. Hiện nay, do việc nuôi trồng Phong lan đã đi vào sản xuất công nghiệp, do đó rất nhiều cơ sở sản xuất đã pha sẵn các dung dịch dinh dưỡng để bón cho cây, trong đó chủ đạo gồm 3 nguyên tố chủ yếu N, P, K với các nguyên tố vi lượng bổ sung thích hợp. Phong lan sau khi được đưa ra khỏi chai cấy mô sẽ phát triển quả 4 giai đoạn với 4 chế độ dinh dưỡng khác nhau: - Phong lan dưới 3 tháng tuổi, phân bón chủ yếu là đạm, còn lân và kali cũng dùng, nhưng rất loãng. Cụ thể Phong lan 2 tháng dùng 3 g đạm pha trong 10 lít nước và tưới mỗi tuần 1 lần... Phong lan 3 tháng, dùng 5 g đạm trong 10 lít nước và tưới 10 ngày 1 lần (có thể pha loãng bằng một nửa và tưới sát ngày hơn). - Phong lan từ 4 tháng đến 10 tháng tuổi, dùng cả 3 loại nguyên tố, với công thức N = 3, P = 1, K : 1. cụ thể là: 10g N + 3g P + 3g K pha trong 10 lít nước và cứ 15 ngày tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và tưới 1 tuần 1 lần). - Phong lan từ 10 tháng đến 16 tháng tuổi, dùng cả 3 nguyên tố như nhau (N = 2, P = 2, K = 2) cụ thể là : 6g N + 6g P + 6g K, pha trong 10 lít nước, 15 ngày tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và một tuần tưới một lần), kết hợp pha thêm nguyên tố vi lượng. - Phong lan từ 16 tháng tuổi trở lên, cho đến khi ra hoa, dùng công thức N = 1, P = 2, K = 3. Cụ thể là 5g N, 10g P, 15g K pha chung trong 10 lít nước, nửa tháng tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và tưới tuần 1 lần) dùng nhiều nguyên tố vi lượng hơn. Về nguồn phân vô cơ này, có thể dùng các loại cho phù hợp với Phong lan như N nên dùng (NH4)2SO4 21% N (Sulphat amnonium, hơi chua, Phong lan dễ tiếp thu. Về P nên dùng [CaH4(PO4)2CaSO4 (Super lân) 20% P2O5 dễ tan nên Phong lan hấp thu được ngay. Về K nên dùng SO4K2 (sulphat Kali). Còn các nguyên tố khác như Ca thì dùng Ca(NO3)2 (không nên dùng vôi trắng); Mg thì dùng MgSO4 hay MgHPO4; Fe nên dùng sắt tam FeCl3; còn Cu nên dùng đồng nhị CuCl2; Zn có thể dùng cả ZnCl2 Và ZnSO4; Cũng như Ma dùng cả MnCl2 và MnSO4. Ngoài ra, có thể pha thêm một ít các vitamin (loại C và B) các chất kích thích tố như 2,4 D, Giberalin, Citokinin... Khi Phong lan đã trưởng thành (nhất là các loài Phong lan rừng giai đoạn sinh trưởng khá dài) có thể dùng các loại phân hữu cơ. Thông dụng có thể dùng nước tiểu (pha thật loãng 1/20 và mỗi tuần tưới 2 lần), phân các loài động vật (phân bò, lợn...) ngâm trong nước cho thật mục, lọc lấy nước rồi tưới cho cây (1 phần phân hòa với 30 phần nước). phân chuồng rất giàu các chất N, P, K cùng với các nguyên tố vi lượng cần thiết, nó rất thích hợp cho các loài Phong lan trồng ở luống (trong đó phân bò và phân lợn, được xem là thích hợp nhất). Phân bò tươi có tác dụng ủ mát và kích thích rễ Phong lan phát triển, nếu để hoại sẽ mất đi nhiều chất cần cho cây. Còn phân lợn có thể bón cho Phong lan trồng ở chậu lớn vừa phân) vừa nước tiểu lợn, nó cũng có tác dụng rất lớn đến sự tăng trưởng của rễ Phong lan, tuy nhiên chỉ nên dùng mỗi tháng một lần, và đối với Phong lan mới trồng nên pha nồng độ thật loàng (1 phần phân với 100 phần nước). Ngoài các loài phân chuồng, ngày nay còn dùng rộng rãi các loại phân chim, phân dơi, phân tằm. Chúng đều có lượng N, P, K khá cao, các yếu tố) vi lượng đầy đủ và đặc biệt có cấu trúc tơi, mịn, rất dễ trong việc bón gốc Phong lan. Mỗi chậu Phong lan lớn có thể bón 20 - 30 g mỗi lần và giữ được lâu mới phải bón lại. Một số nghệ nhân nuôi trồng Phong lan còn dùng khô dầu (bã đậu phộng ép khô) và các xác bã động vật (tôm, cá, lông gà vịt) và mạnh dạn hơn còn dùng cả huyết khô. Các chất hữu cơ này đều ngâm trong nước cho nên men. Để ít ngày cho thật hoại và hết mùi thối. Lọc lấy phần nước, pha loãng mới đem dùng. Mặc dù dùng loại phân nào, nhưng cách tưới phân vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng, dùng nhiều quá một loại, hay tưới dài ngày quá cũng trây ảnh hưởng không tốt đến cây Phong lan. Thời gian để tưới phân tốt nhất trong ngày hoặc vào buổi sáng sớm hay vào buổi chiều, không nên tưới vào buổi trưa. Tuy nhiên tùy theo mùa mưa mà có thể di chuyển lục tưới phân cho lợi. Phải theo dõi "dự báo thời tiết" để tránh tưới phân vào lúc có mưa (mặc dù vào buổi sáng hay chiều). Thời gian cách nhau để tưới phân cũng hết sức quan trọng, và phải tưới phân từ nồng độ thấp tăng dần lên nồng độ cao, trong quá trình tưới phân cần theo dõi xem xét hình dạng ngoài cây Phong lan mà điều chỉnh lượng phân tưới. Trung bình chỉ nên tưới mỗi tuần một lần (nó còn tùy thuộc vào mùa mưa hay mùa khô, tùy thuộc vào nơi ít nắng hay dâm mát). Xen kẽ với các ngày tưới phân, cần bổ sung các ngày tưới nước cho hợp lý. Nước tưới Phong lan không cầu kỳ lắm như mọi người tưởng trước đây, miễn sao nước thật sạch, không mặn, không lợ là được. Tuy nhiên, tốt nhất nên dùng nước mưa vì độ ph - 6 - 7, rất phù hợp với rễ Phong lan còn non. Sau đó có thể dùng đến nước giếng (cần tránh nước cứng), nước ao hồ, sông, rạch (chú ý độ ph và độ sạch của nước). Cuối cùng phổ thông và tiện lợi nhất vẫn là dùng nước máy, chỉ cần chú ý đến độ clor trong nước (để nước trong chum vại ít ngày cho bay hết clor). Cách tưới nước cũng cần chú ý. Tốt nhất dùng vòi với các lỗ nhỏ và tưới vọt lên cao, hạt nước nhỏ li ti theo gió rơi nhẹ xuống cả cây Phong lan. Một số người có tập quán nhúng ngập đến miệng chậu Phong lan vào chậu nước lớn. Làm như vậy nước thấm đều vào trong từng kẽ than, kẽ gạch và ướt hết cả sơ dừa. Tuy nhiên vì nhúng nhiều chậu Phong lan rồi mới thay nước, bệnh cây dễ lây lan từ cây này sang cây nọ Nguyên tắc tưới nước phải nhiều, đậm nhưng phải dần dần cho thấm đều, tránh dội nước ào vào cây Phong lan lượng nước nhiều nhưng ngấm ít và có khi làm thương tổn cây. Tưới nước cũng nên làm vào buổi sáng và sao cho cây được ẩm ướt suốt cho đến chiều mới phải tưới bổ sung. Vào mùa khô, nếu trồng Phong lan nơi có độ nóng cao, chỉ nên làm ẩm ướt toàn bộ môi trường xung quanh, đừng tưới riêng cho cây Phong lan vì xưng quanh nóng sẽ phả hơi khô làm cây bị ngập. Lượng nước tưới tùy thuộc theo mùa. Đặc biệt trong mùa mưa phải đón giờ mưa để tránh khỏi mắc công vừa tưới nước, vừa làm cây bị ngập úng. Riêng đối với các loài trồng thành luống, phải tùy theo loại đất cô giữ nước hay không mà tưới sao cho vừa đủ. Cộng vào đó cần ủ gốc bằng rơm để giữ độ ẩm được lâu

Làm cách nào để lan rừng ra hoa


Cách đây khoảng 2 năm, trong một chuyến đi công tác ở thành phố Đà Lạt, chúng tôi thấy ở Đà Lạt có một vài người dân tộc thiểu số bán những giò phong lan có bông rất đẹp. Anh em chúng tôi mua mỗi người vài giò về chơi, thế nhưng không rõ vì sao từ khi những bông hoa này tàn thì từ đó đến nay không thấy cây lan ra bông nữa, mặc dù chúng tôi đã chăm sóc cây lan rất chu đáo, cây lan rất xanh tốt, mỡ màng. Xin cho biết tại sao lại như vậy? Có cách nào làm cho chúng lại tiếp tục ra hoa? (Lê Văn Hoàng phường Phước Long B, TP.HCM) Trả lời: Không chỉ riêng bạn mà nhiều người khi đi công tác hay tham quan du lịch ở thành phố Đà Lạt thấy có nhiều điểm người dân tộc bán phong lan rừng rất đẹp, giá cả lại phải chăng nên đã mua về để chưng chơi, nhưng chỉ hết đợt bông đang có sẵn trên cây là cây lan “tịt” luôn không ra bông nữa. Gần đây (nhất là vào dịp gần tết) tại TP. HCM cũng thấy xuất hiện một số điểm ở vỉa hè người “miệt rừng” cũng đã chở về và bày bán hàng trăm giò lan rừng đủ loại (nhưng chưa ra bông) nhiều người mua về “dưỡng” nhưng chờ mãi vẫn không thấy ra bông. Thế nhưng ít ai biết được rằng với lan rừng phải chăm sóc đúng cách mới hy vọng chúng ra bông như những loại lan khác. WAG, 17/8/2004 Theo NNVN Nhìn chung các loại lan rừng ở các tỉnh phía Nam do chưa được thuần hoá như các loại lan mà chúng ta thường nhập từ Thái Lan, Úc, Đài Loan... nên quá trình trồng và chăm sóc chúng cũng phải khác so với các loại lan đã được thuần hoá. Như bạn đã biết ở các tỉnh phía Nam có 2 mùa, mùa mưa và mùa khô rõ rệt, cây lan sống trong các rừng cây ở đây trải qua rất nhiều thế hệ chúng đã quen với điều kiện thời tiết, khí hậu này. Những cây lan rừng sống được là nhờ bám vào các thân cây khác trong rừng, chủ yếu hấp thu hơi nước từ không khí, nước và thức ăn từ các phần khô mục của vỏ hay thân, cành cây chết mà chúng đeo bám (giá thể). Vào mùa mưa nhờ có nước và ẩm độ không khí cao, chất dinh dưỡng được hoà tan, cây lan hút được nhiều dinh dưỡng, nước nên chúng tươi tốt mập mạp, ra hoa nhiều, hoa đẹp. Nhưng vào mùa khô thời tiết khô nóng, ẩm độ trong không khí và trên giá thể giảm đi, cây thoát hơi nước nhiều, thân cây bị khô, lá bị rụng( nhằm hạn chế tối đa sự thoát hơi nước của cây), cây lan chuyển dần sang trạng thái nghỉ, ngừng phát triển. Khi mùa mưa đến cây lan lại bắt đầu chu kỳ phát triển trở lại để rồi ra lá mới, bông mới... vì thế khi đem lan rừng về trồng ở vùng đồng bằng thấp, chúng ta cũng phải tạo cho chúng một điều kiện sống tương tự như khi chúng còn sống trong rừng thì cây lan mới ra bông. Cụ thể là phải cho cây lan “nghỉ” vào mùa khô bằng cách không tưới nước một, hai tháng để cho cây lan bị khô héo, rụng lá y như trong điều kiện tự nhiên của chúng. Khi muốn cho lan ra bông thì tiến hành tưới nước, tưới phân trở lại cây lan sẽ mọc chồi mới và phát triển mạnh mẽ. Sau khi tưới nước, tưới phân khoảng 3 tháng cây lan sẽ ra bông. Với những cây lan còn nhỏ vừa mới tách chồi từ cây mẹ thì không nên làm cách này vì cây dễ bị mất sức, còi cọc, không ra hoa vì bản thân những cây còn nhỏ này chưa tích luỹ dự trữ được đầy đủ chất dinh dưỡng cây. Cách đây khoảng 2 năm, trong một chuyến đi công tác ở thành phố Đà Lạt, chúng tôi thấy ở Đà Lạt có một vài người dân tộc thiểu số bán những giò phong lan có bông rất đẹp. Anh em chúng tôi mua mỗi người vài giò về chơi, thế nhưng không rõ vì sao từ khi những bông hoa này tàn thì từ đó đến nay không thấy cây lan ra bông nữa, mặc dù chúng tôi đã chăm sóc cây lan rất chu đáo, cây lan rất xanh tốt, mỡ màng. Xin cho biết tại sao lại như vậy? Có cách nào làm cho chúng lại tiếp tục ra hoa? (Lê Văn Hoàng phường Phước Long B, TP.HCM) Trả lời: Không chỉ riêng bạn mà nhiều người khi đi công tác hay tham quan du lịch ở thành phố Đà Lạt thấy có nhiều điểm người dân tộc bán phong lan rừng rất đẹp, giá cả lại phải chăng nên đã mua về để chưng chơi, nhưng chỉ hết đợt bông đang có sẵn trên cây là cây lan “tịt” luôn không ra bông nữa. Gần đây (nhất là vào dịp gần tết) tại TP. HCM cũng thấy xuất hiện một số điểm ở vỉa hè người “miệt rừng” cũng đã chở về và bày bán hàng trăm giò lan rừng đủ loại (nhưng chưa ra bông) nhiều người mua về “dưỡng” nhưng chờ mãi vẫn không thấy ra bông. Thế nhưng ít ai biết được rằng với lan rừng phải chăm sóc đúng cách mới hy vọng chúng ra bông như những loại lan khác. WAG, 17/8/2004 Theo NNVN Nhìn chung các loại lan rừng ở các tỉnh phía Nam do chưa được thuần hoá như các loại lan mà chúng ta thường nhập từ Thái Lan, Úc, Đài Loan... nên quá trình trồng và chăm sóc chúng cũng phải khác so với các loại lan đã được thuần hoá. Như bạn đã biết ở các tỉnh phía Nam có 2 mùa, mùa mưa và mùa khô rõ rệt, cây lan sống trong các rừng cây ở đây trải qua rất nhiều thế hệ chúng đã quen với điều kiện thời tiết, khí hậu này. Những cây lan rừng sống được là nhờ bám vào các thân cây khác trong rừng, chủ yếu hấp thu hơi nước từ không khí, nước và thức ăn từ các phần khô mục của vỏ hay thân, cành cây chết mà chúng đeo bám (giá thể). Vào mùa mưa nhờ có nước và ẩm độ không khí cao, chất dinh dưỡng được hoà tan, cây lan hút được nhiều dinh dưỡng, nước nên chúng tươi tốt mập mạp, ra hoa nhiều, hoa đẹp. Nhưng vào mùa khô thời tiết khô nóng, ẩm độ trong không khí và trên giá thể giảm đi, cây thoát hơi nước nhiều, thân cây bị khô, lá bị rụng( nhằm hạn chế tối đa sự thoát hơi nước của cây), cây lan chuyển dần sang trạng thái nghỉ, ngừng phát triển. Khi mùa mưa đến cây lan lại bắt đầu chu kỳ phát triển trở lại để rồi ra lá mới, bông mới... vì thế khi đem lan rừng về trồng ở vùng đồng bằng thấp, chúng ta cũng phải tạo cho chúng một điều kiện sống tương tự như khi chúng còn sống trong rừng thì cây lan mới ra bông. Cụ thể là phải cho cây lan “nghỉ” vào mùa khô bằng cách không tưới nước một, hai tháng để cho cây lan bị khô héo, rụng lá y như trong điều kiện tự nhiên của chúng. Khi muốn cho lan ra bông thì tiến hành tưới nước, tưới phân trở lại cây lan sẽ mọc chồi mới và phát triển mạnh mẽ. Sau khi tưới nước, tưới phân khoảng 3 tháng cây lan sẽ ra bông. Với những cây lan còn nhỏ vừa mới tách chồi từ cây mẹ thì không nên làm cách này vì cây dễ bị mất sức, còi cọc, không ra hoa vì bản thân những cây còn nhỏ này chưa tích luỹ dự trữ được đầy đủ chất dinh dưỡng cây.

Thuần dưỡng và chăm sóc lan rừng


Tác giả: Nguyễn Thị Nga Thuần dưỡng lan rừng Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan sinh trưởng tốt, môi trường thuận lợi nhất là cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Lúc lấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ cây đang bám chứ không nên lột mỗi bộ rễ. Sau đó lấy gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá, thân, rễ. Chăm sóc cho lan 1 tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò. Chú ý lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa và không được nén chặt. Tránh để ngoài ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đêm. Chơi lan không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt. Chăm sóc Một trong những đặc điểm sinh học đặc trưng của lan là có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm, nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào, đặc biệt "kỵ" với nắng quái chiều và gió tây (gió Lào). Nếu trồng đại trà phải làm giàn che bằng lưới nilon có lỗ để lan vẫn quang hợp được. Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) cho toàn bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm "2 ướt - 1 khô" trong ngày, đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ để làm mát cây, ướt rễ và dự trữ. Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều màu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các mẩu than gỗ nhỏ, luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra (gọi là hồ rễ). Tránh gió khô, nóng lùa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già để ngăn chặn sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ đã hết chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây. Không nên dùng NPK - loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực để bón cho lan. Để cây tươi lâu, đẹp bền, hoa sai thắm màu, hương đậm có thể thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) với nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải cotton) nhúng vào dung dịch glycerin 10-15% cuốn vào cổ rễ để giữ ẩm cho cây. Nguồn: Trang thông tin điện tử Nông dân Việt Nam Tác giả: Nguyễn Thị Nga Thuần dưỡng lan rừng Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan sinh trưởng tốt, môi trường thuận lợi nhất là cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Lúc lấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ cây đang bám chứ không nên lột mỗi bộ rễ. Sau đó lấy gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá, thân, rễ. Chăm sóc cho lan 1 tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò. Chú ý lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa và không được nén chặt. Tránh để ngoài ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đêm. Chơi lan không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt. Chăm sóc Một trong những đặc điểm sinh học đặc trưng của lan là có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm, nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào, đặc biệt "kỵ" với nắng quái chiều và gió tây (gió Lào). Nếu trồng đại trà phải làm giàn che bằng lưới nilon có lỗ để lan vẫn quang hợp được. Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) cho toàn bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm "2 ướt - 1 khô" trong ngày, đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ để làm mát cây, ướt rễ và dự trữ. Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều màu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các mẩu than gỗ nhỏ, luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra (gọi là hồ rễ). Tránh gió khô, nóng lùa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già để ngăn chặn sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ đã hết chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây. Không nên dùng NPK - loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực để bón cho lan. Để cây tươi lâu, đẹp bền, hoa sai thắm màu, hương đậm có thể thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) với nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải cotton) nhúng vào dung dịch glycerin 10-15% cuốn vào cổ rễ để giữ ẩm cho cây. Nguồn: Trang thông tin điện tử Nông dân Việt Nam

Kỹ thuật trông lan hồ điệp

Vài người bạn đến thăm tôi, khi thấy những chậu lan Hồ Điệp hoa nở gần như quanh năm giăng kín hết khung cửa sổ nhà bếp. Các bạn đều bảo tôi có ngón tay cái mầu xanh (green thumb). Thực ra ngón tay cái của tôi cũng giống như các bạn, chẳng bao gìờ có mầu xanh, nhưng móng tay khi thì đỏ chót, khi thi mầu hồng cánh sen và đôi khi trở thành mầu bạc. Tôi nuôi lan Hồ Điệp cũng đã khá lâu, kể ra cũng đã mười mấy năm. Khi còn nhỏ ở quê nhà, cha tôi cũng ra chợ chim, chợ chó ở đường Hàm nghi mua vài ba cây Kim điệp, Nhất điểm hồng gì đó về chơi. Sau vài ba tuần, hoa tàn nhị héo, cha tôi đem treo vào cành cây ổi bên hè. Vài tháng sau mấy cây này chết ngắc. Vì thế hoa lan chẳng gây cho tôi một chút ấn tượng nào cả. Câu chuyện bắt đầu từ khi sang đất Cờ hoa này. Một hôm cùng chồng và con gái dạo chơi hội hoa lan ở South Coast Plaza. Tôi còn nhớ, hôm đó tôi say sưa ngắm nghía biết không biết bao nhiêu bông lan mầu sắc rực rỡ huy hoàng, nhưng ăn sâu vào trong tâm trí của tôi hơn cả là những cánh hoa mầu trắng hay hồng nhạt lung linh như cánh bướm. Tôi chẳng hiểu là hoa gì vì từ thủa cha sinh mẹ đẻ, chưa bao giờ trông thấy bông hoa đẹp như vậy. Tôi thích quá, nhưng cây lan này, hồi đó quá đắt: trên 30$ lại còn cộng thêm tiền thuế nữa. Số tiền này bằng một ngày lương của tôi, làm sao mà kham cho nổi. Còn ông chồng yêu quý của tôi lại chẳng điệu nghệ chút nào cả, ổng vội vã lôi tôi đi kẻo lại phải chi tiêu một món tiền mà ổng cho là quá phí phạm. Nhưng biết tôi thich, từ đó hễ có hội hoa lan, ông chồng hà tiện lại dẫn tôi đi xem miễn phí, vì theo ổng, xem đủ rồi mua làm gì cho phí tiền. Mãi cho đến một ngày, con gái tôi tìm được việc làm tốt đẹp và ngày cuối tuần vào dịp Mother's day năm đó, nó trở về trở về vào lối cửa sau rồi gọi tôi: Mẹ! mẹ vào đây mà xem! Tôi sững sờ kinh ngạc trước một chậu lan mầu tím hồng mà tôi hằng mơ ước. Cây lan có 7 hoa và còn 5 chiếc nụ. Sáu chiếc lá dầy xanh bóng và to bản như chiếc bàn tay phản ngược với mầu hoa thực là rực rỡ. Tôi say sưa ngắm nghía cây lan hằng mơ ước từ lâu. Ôm lấy con gái, đứa con gái yêu quý, tôi thì thầm nói trong cảm xúc nghẹn ngào: Cám ơn con! mẹ cám ơn con! Đó là món quà quý báu nhất mà tôi hằng ghi nhớ trong thâm tâm, bởi vì tôi yêu thích hoa mà ông chồng của tôi chỉ thích những bông hoa giấy mầu xanh. Tôi chắc các bạn thừa hiểu tôi muốn nói gì rồi chứ! Hỏi cách nuôi trồng cây lan này ra sao con tôi nói: Giản dị lắm, mẹ chỉ cần tưới nước mỗi tuần là đủ. Gần 3 tháng sau, bông hoa cuối cùng mới rời khỏi cuống còn lại chiếc cành trơ trụi. Tôi vẫn đều đặn mỗi tuần mang ra chậu rửa bát tưới cho thật đẫm. Nhưng sao tôi thấy những vỏ gỗ quá khô, mỗi tuần tôi lại tưới thêm một lượt nữa. Hình như đáp ứng với sự săn sóc của tôi, cây lan nhú ra một mầm hoa nhỏ ở dưới gốc. Tôi nghĩ rằng cây lan quá khô vào mùa đông vì trong nhà có mở máy sưởi, cho nên tăng thêm lần tưới tức là cách ngày một lần. Dò hoa lên cao nhưng khẳng khiu như cái que tăm. Tôi nghĩ cũng chẳng sao, đối với tôi có hoa là tốt rồi. Nhưng khi 4-5 chiếc nụ mới bằng đầu ngón tay đã từ từ héo úa. Vấn kế chị bạn, người đã trồng Hồ điệp từ mấy năm trước, chị ta nói: Thiếu phân bón rồi bồ ơi! Thế là tôi đi mua một lọ phân mầu xanh, trong giấy dặn pha một thìa cà phê vào một ga lông nước. Tôi nghĩ một thìa nhỏ cho một ga lông thì ăn nhằm gì? Muốn cho cây chóng mạnh tôi pha 2 thìa và mỗi ngày mỗi tưới một chút. Cái cây lan mắc dịch này, lá bỗng nhiên bỗng đâm ra mềm nhũn và vàng vọt rồi thì nụ rụng, lá rơi. Sau đó tôi ngửi thấy có mùi ung ủng, cầm cây lên toàn thân đã lìa khỏi chậu, thì ra bao nhiêu rễ đã thối hết, chẳng còn chiếc nào. Tôi rửa sạch cây và vỏ gỗ đi rồi mang trồng lại, nhưng cây cứ dần dần tàn lụi theo tháng ngày. Tết năm đó con gái yêu quý của tôi lại tặng cho cây khác và ông chồng tôi cằn nhằn cả mấy tuần vì tội phí phạm tiền bạc. Cây này coi bộ khá hơn, vì con tôi có hỏi người bán kỹ càng và còn đem về một tờ chỉ dẫn bằng Anh ngữ. Lần này tôi không suy đoán này nọ nữa và làm theo đúng lời chỉ dẫn, nhưng cũng chỉ được hơn một năm cây lan bỗng ra hoa ở ngay giữa ngọn, rồi đi vào thùng rác. Từ đó tôi thỉnh thoảng lại có một cây, lúc tôi để trong nhà lúc mang ra ngoài hàng hiên. Khi thì tươi tốt, khi thì bị rệp đốt chết dần chết mòn. Cây nào sống dai lắm cũng chỉ được một hai năm rồi lại chết. Những năm gần đây giá lan Hồ Điệp rẻ mạt rệp. Ngày cuối cùng tại hội hoa lan ở South Coast Plaza họ bán 'seo': 5 cây nhỏ trơ rễ với giá 15$. Thấy quá rẻ, không mua cũng uổng, tôi bèn mua về trồng thử xem sao. Rút kinh nghiệm những lần thất bại khi trước, tôi để một hàng trên cửa sổ nhà bếp, phía trên chiếc bồn rửa chén, nơi đã có những cây sống gần 3 năm. Cửa sổ này có một chút nắng sớm nhưng đến 10 giờ là hết. Tôi lấy những chiếc dĩa cũ, gác 2 chiếc đũa rồi để chậu lan lên trên cho khỏi úng nước. Mỗi tuần tôi mang chậu xuống vòi nước và tưới cho thật đẫm, rồi bỏ lên chiếc đũa. Ngày hôm sau tôi mới tưới phân bón thứ 15-15-15, lần này tôi pha thật loãng, mỗi tuần một lần. Cây lan hình như được nuôi vào môi trường thích hợp cho nên lớn nhanh như thổi. Lá mọc dài và cứng cát, rễ to và xanh quấn quanh miệng chậu. Thế rồi như trời thưởng công cho kẻ kiên gan bền chí, một chậu, hai chậu rồi 5 chậu đều ra hoa. Cây mầu hồng, cây mầu tím, cây mầu trắng, cây hanh hanh vàng xen lẫn với nhau. Tôi nghiệm ra rằng cây lan Hồ Điệp không ưa dời chỗ, không ưa quá nóng hoặc quá lạnh, nó cũng không ưa để ở ngoài hàng hiên. Mùa hè trong nhà nhiệt độ lên tới 90 độ F nó mọc ào ào, tôi tưới thêm nước và thêm phân nó càng mọc khỏe hơn, mỗi cây ra 2 dò hoa mà mỗi dò cao cả thước. Còn lá thì xanh tươi cứng cáp và dài tới 30 phân. Mùa đông nhiệt độ trong nhà chỉ còn 65-70 độ F, lan tuy không mọc nhưng vẫn tươi tốt vì có nắng chiếu vào. Thừa thắng xông lên, tôi mua thêm mấy cây nữa và mua toàn loại lá dài và lớn, như vậy dò hoa sẽ dài, cao vút và hoa rất lớn, mầu tuy không đẹp nhưng có hoa là quý rồi. Tôi nghiệm rằng những thứ này sống mạnh và sống dai hơn những loại hoa nhỏ mầu sắc tuy có đẹp hơn thật, nhưng hồng nhan thường hay yểu mệnh. Những cây lan Hồ Điệp của tôi, bây giờ cây nào cây nấy đều sống lâu cả 6-7 năm trời. Hoa tuy không còn nhiều và lớn như trước, nhưng ước nguyện đã thành. Viết một vài hàng chia xẻ cùng các bạn chơi lan. À tôi còn quên một điều tối ư quan trọng là khi nào ấn ngón tay vào trong chậu mà thấy lún xuống là lúc phải thay vỏ vỏ gỗ rồi đó. Các bạn nhớ nhé! kẻo rồi lại bảo con mụ này dấu nghề. Chúc các bạn thành công mỹ mãn.Vài người bạn đến thăm tôi, khi thấy những chậu lan Hồ Điệp hoa nở gần như quanh năm giăng kín hết khung cửa sổ nhà bếp. Các bạn đều bảo tôi có ngón tay cái mầu xanh (green thumb). Thực ra ngón tay cái của tôi cũng giống như các bạn, chẳng bao gìờ có mầu xanh, nhưng móng tay khi thì đỏ chót, khi thi mầu hồng cánh sen và đôi khi trở thành mầu bạc. Tôi nuôi lan Hồ Điệp cũng đã khá lâu, kể ra cũng đã mười mấy năm. Khi còn nhỏ ở quê nhà, cha tôi cũng ra chợ chim, chợ chó ở đường Hàm nghi mua vài ba cây Kim điệp, Nhất điểm hồng gì đó về chơi. Sau vài ba tuần, hoa tàn nhị héo, cha tôi đem treo vào cành cây ổi bên hè. Vài tháng sau mấy cây này chết ngắc. Vì thế hoa lan chẳng gây cho tôi một chút ấn tượng nào cả. Câu chuyện bắt đầu từ khi sang đất Cờ hoa này. Một hôm cùng chồng và con gái dạo chơi hội hoa lan ở South Coast Plaza. Tôi còn nhớ, hôm đó tôi say sưa ngắm nghía biết không biết bao nhiêu bông lan mầu sắc rực rỡ huy hoàng, nhưng ăn sâu vào trong tâm trí của tôi hơn cả là những cánh hoa mầu trắng hay hồng nhạt lung linh như cánh bướm. Tôi chẳng hiểu là hoa gì vì từ thủa cha sinh mẹ đẻ, chưa bao giờ trông thấy bông hoa đẹp như vậy. Tôi thích quá, nhưng cây lan này, hồi đó quá đắt: trên 30$ lại còn cộng thêm tiền thuế nữa. Số tiền này bằng một ngày lương của tôi, làm sao mà kham cho nổi. Còn ông chồng yêu quý của tôi lại chẳng điệu nghệ chút nào cả, ổng vội vã lôi tôi đi kẻo lại phải chi tiêu một món tiền mà ổng cho là quá phí phạm. Nhưng biết tôi thich, từ đó hễ có hội hoa lan, ông chồng hà tiện lại dẫn tôi đi xem miễn phí, vì theo ổng, xem đủ rồi mua làm gì cho phí tiền. Mãi cho đến một ngày, con gái tôi tìm được việc làm tốt đẹp và ngày cuối tuần vào dịp Mother's day năm đó, nó trở về trở về vào lối cửa sau rồi gọi tôi: Mẹ! mẹ vào đây mà xem! Tôi sững sờ kinh ngạc trước một chậu lan mầu tím hồng mà tôi hằng mơ ước. Cây lan có 7 hoa và còn 5 chiếc nụ. Sáu chiếc lá dầy xanh bóng và to bản như chiếc bàn tay phản ngược với mầu hoa thực là rực rỡ. Tôi say sưa ngắm nghía cây lan hằng mơ ước từ lâu. Ôm lấy con gái, đứa con gái yêu quý, tôi thì thầm nói trong cảm xúc nghẹn ngào: Cám ơn con! mẹ cám ơn con! Đó là món quà quý báu nhất mà tôi hằng ghi nhớ trong thâm tâm, bởi vì tôi yêu thích hoa mà ông chồng của tôi chỉ thích những bông hoa giấy mầu xanh. Tôi chắc các bạn thừa hiểu tôi muốn nói gì rồi chứ! Hỏi cách nuôi trồng cây lan này ra sao con tôi nói: Giản dị lắm, mẹ chỉ cần tưới nước mỗi tuần là đủ. Gần 3 tháng sau, bông hoa cuối cùng mới rời khỏi cuống còn lại chiếc cành trơ trụi. Tôi vẫn đều đặn mỗi tuần mang ra chậu rửa bát tưới cho thật đẫm. Nhưng sao tôi thấy những vỏ gỗ quá khô, mỗi tuần tôi lại tưới thêm một lượt nữa. Hình như đáp ứng với sự săn sóc của tôi, cây lan nhú ra một mầm hoa nhỏ ở dưới gốc. Tôi nghĩ rằng cây lan quá khô vào mùa đông vì trong nhà có mở máy sưởi, cho nên tăng thêm lần tưới tức là cách ngày một lần. Dò hoa lên cao nhưng khẳng khiu như cái que tăm. Tôi nghĩ cũng chẳng sao, đối với tôi có hoa là tốt rồi. Nhưng khi 4-5 chiếc nụ mới bằng đầu ngón tay đã từ từ héo úa. Vấn kế chị bạn, người đã trồng Hồ điệp từ mấy năm trước, chị ta nói: Thiếu phân bón rồi bồ ơi! Thế là tôi đi mua một lọ phân mầu xanh, trong giấy dặn pha một thìa cà phê vào một ga lông nước. Tôi nghĩ một thìa nhỏ cho một ga lông thì ăn nhằm gì? Muốn cho cây chóng mạnh tôi pha 2 thìa và mỗi ngày mỗi tưới một chút. Cái cây lan mắc dịch này, lá bỗng nhiên bỗng đâm ra mềm nhũn và vàng vọt rồi thì nụ rụng, lá rơi. Sau đó tôi ngửi thấy có mùi ung ủng, cầm cây lên toàn thân đã lìa khỏi chậu, thì ra bao nhiêu rễ đã thối hết, chẳng còn chiếc nào. Tôi rửa sạch cây và vỏ gỗ đi rồi mang trồng lại, nhưng cây cứ dần dần tàn lụi theo tháng ngày. Tết năm đó con gái yêu quý của tôi lại tặng cho cây khác và ông chồng tôi cằn nhằn cả mấy tuần vì tội phí phạm tiền bạc. Cây này coi bộ khá hơn, vì con tôi có hỏi người bán kỹ càng và còn đem về một tờ chỉ dẫn bằng Anh ngữ. Lần này tôi không suy đoán này nọ nữa và làm theo đúng lời chỉ dẫn, nhưng cũng chỉ được hơn một năm cây lan bỗng ra hoa ở ngay giữa ngọn, rồi đi vào thùng rác. Từ đó tôi thỉnh thoảng lại có một cây, lúc tôi để trong nhà lúc mang ra ngoài hàng hiên. Khi thì tươi tốt, khi thì bị rệp đốt chết dần chết mòn. Cây nào sống dai lắm cũng chỉ được một hai năm rồi lại chết. Những năm gần đây giá lan Hồ Điệp rẻ mạt rệp. Ngày cuối cùng tại hội hoa lan ở South Coast Plaza họ bán 'seo': 5 cây nhỏ trơ rễ với giá 15$. Thấy quá rẻ, không mua cũng uổng, tôi bèn mua về trồng thử xem sao. Rút kinh nghiệm những lần thất bại khi trước, tôi để một hàng trên cửa sổ nhà bếp, phía trên chiếc bồn rửa chén, nơi đã có những cây sống gần 3 năm. Cửa sổ này có một chút nắng sớm nhưng đến 10 giờ là hết. Tôi lấy những chiếc dĩa cũ, gác 2 chiếc đũa rồi để chậu lan lên trên cho khỏi úng nước. Mỗi tuần tôi mang chậu xuống vòi nước và tưới cho thật đẫm, rồi bỏ lên chiếc đũa. Ngày hôm sau tôi mới tưới phân bón thứ 15-15-15, lần này tôi pha thật loãng, mỗi tuần một lần. Cây lan hình như được nuôi vào môi trường thích hợp cho nên lớn nhanh như thổi. Lá mọc dài và cứng cát, rễ to và xanh quấn quanh miệng chậu. Thế rồi như trời thưởng công cho kẻ kiên gan bền chí, một chậu, hai chậu rồi 5 chậu đều ra hoa. Cây mầu hồng, cây mầu tím, cây mầu trắng, cây hanh hanh vàng xen lẫn với nhau. Tôi nghiệm ra rằng cây lan Hồ Điệp không ưa dời chỗ, không ưa quá nóng hoặc quá lạnh, nó cũng không ưa để ở ngoài hàng hiên. Mùa hè trong nhà nhiệt độ lên tới 90 độ F nó mọc ào ào, tôi tưới thêm nước và thêm phân nó càng mọc khỏe hơn, mỗi cây ra 2 dò hoa mà mỗi dò cao cả thước. Còn lá thì xanh tươi cứng cáp và dài tới 30 phân. Mùa đông nhiệt độ trong nhà chỉ còn 65-70 độ F, lan tuy không mọc nhưng vẫn tươi tốt vì có nắng chiếu vào. Thừa thắng xông lên, tôi mua thêm mấy cây nữa và mua toàn loại lá dài và lớn, như vậy dò hoa sẽ dài, cao vút và hoa rất lớn, mầu tuy không đẹp nhưng có hoa là quý rồi. Tôi nghiệm rằng những thứ này sống mạnh và sống dai hơn những loại hoa nhỏ mầu sắc tuy có đẹp hơn thật, nhưng hồng nhan thường hay yểu mệnh. Những cây lan Hồ Điệp của tôi, bây giờ cây nào cây nấy đều sống lâu cả 6-7 năm trời. Hoa tuy không còn nhiều và lớn như trước, nhưng ước nguyện đã thành. Viết một vài hàng chia xẻ cùng các bạn chơi lan. À tôi còn quên một điều tối ư quan trọng là khi nào ấn ngón tay vào trong chậu mà thấy lún xuống là lúc phải thay vỏ vỏ gỗ rồi đó. Các bạn nhớ nhé! kẻo rồi lại bảo con mụ này dấu nghề. Chúc các bạn thành công mỹ mãn.

bán hoa lan

Bán hoa lan 

  giá 500k




 giá 200k





 
Liên kết: Kênh giải trí của Giới trẻ | Share123.vn - Chia sẻ dữ liệu số
Copyright © 2012. HOA LAN HỮU TÌNH - Design by Luubuttuoixanh.com
Địa chỉ:728 - 730 đường Trường Chinh, Phường 15, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Liên hệ SĐT: 0945.658.660